Sơ lược các vị trí trong SAP Consultant và con đường nghề nghiệp cơ bản


Chắc hẳn đối với các bạn có quan tâm đến nghề nghiệp liên quan đến hệ thống SAP sẽ thường nghe tới cụm từ SAP Consultant. Nhưng SAP Consultant là gì, con đường phát triển cơ bản ra sao và những vị trí mà bản thân có thể đạt tới là gì,...? Ở đây mình sẽ mô tả cơ bản nhất đối với các bạn phát triển từ con số 0 nha.

Hiện tại có một số đơn vị hoạt động trong ngành SAP sẽ tuyển dụng vị trí là FRESHER để đào tạo từ đầu khi chưa biết SAP là gì.

Cơ bản nhất, Fresher là từ để chỉ một nhóm vị trí trong doanh nghiệp thông thường là các bạn sinh viên mới ra trường. Các bạn có kiến thức đã được đào tạo trên giảng đường nhưng chưa bao giờ áp dụng vào thực tế và cũng chưa có kinh nghiệm làm việc cụ thể. Đây là nhóm đối tượng đang tìm kiếm cho mình một môi trường công việc để học hỏi và tích lũy kinh nghiệm.

Thông thường khi tốt nghiệp, ngoài yếu tố chuyên ngành của các bạn là gì tùy thuộc vào quá trình học tập của các bạn. Các bạn sẽ được phân theo 2 nhóm ngành là kinh tế và kỹ thuật. 

Với vị trí SAP Consultant, đây là một ngành liên quan 50% đến kinh tế và 50% đến công nghệ, từ đây các bạn được chia thành 2 hướng dựa theo nền tảng sẵn có.


I/ SAP Technical Consultant



Đối với các bạn có nền tảng về Technical, bạn đã có bộ skill về kỹ thuật sẵn có mà phù hợp với các yêu cầu mà hệ thống SAP cần. Các bạn có thể bắt đầu tham gia với vị trí là Fresher SAP Technical Consultant. Sau 1-2 năm, khi đã có tố chất, sự nỗ lực và trình độ chuyên môn, các bạn có thể nâng câp lên trình Junior hoặc Senior. 

Liên quan đến SAP Technical Consultant (ABAP hoặc Developer), các bạn  sẽ làm việc với SAP Functional Consultant và team dự án để thực thi các yêu cầu từ End-User về mặt kỹ thuật. 

Về core process của hệ thống SAP thì hầu như sẽ đáp ứng được khoảng 70-80% yêu cầu của doanh nghiệp nhưng đôi lúc cũng cần một số thay đổi. Các doanh nghiệp ở Việt Nam hầu như đều có quy trình hoạt động riêng của họ. Ví dụ các form biểu mẫu báo cáo của các khách hàng đều có sự khác nhau dù hoạt động chung 1 nhóm ngành nghề. Hoặc một số thông tin đối với khách hàng này là quan trọng nhưng đối với khách hàng khác không quan trọng,... 

Với các yêu cầu như vậy sẽ cần đội develop tùy chỉnh, viết các báo cáo,... hoặc tích hợp giữa các hệ thống SAP và non-SAP hay tích hợp từ SAP tới 1 sản phẩm khác của SAP chẳng hạn.

Về Basis Consultant, đây cũng là một nhánh của Technical Consultant. Với định hướng này, các bạn sẽ làm việc chuyên sâu về tầng cơ sở hạ tầng của hệ thống (Infrastructure), Network, Hardware, OS, Setup Data, quản lý người dùng, quản lý down-time...để đảm bảo hệ thống có thể chạy ổn định. Mức độ sẵn sàng của vị trí này phải là 24/7 vì chỉ cần hệ thống sập nguồn, ngắt kết nối thì sẽ ảnh hưởng đến vận hành hằng ngày của doanh nghiệp. Các issue về người dùng hoặc kỹ thuật thì có thể để vài ngày sau xử lý được nhưng chỉ cần hệ thống shut down thì cần xử lý ngay. 

Với sự phát triển của SAP lên các phiên bản S/4 HANA Cloud, Rise with SAP,... công việc của vị trí Basis Consultant hiện nay có thể nhẹ nhàng hơn giai đoạn trước nhưng về cơ bản, vị trí này cũng cần kiến thức về SAP để có thể hỗ trợ kịp thời.

Khi doanh nghiệp triển khai SAP, thông thường khách hàng cũng sẽ build đội internal team của họ. Đội đó cũng có một số vị trí như Basis, ABAP,... Đây sẽ là những người sẽ take over lại hệ thống khi dự án triển khai xong từ partner để vận hành hệ thống.


>> Đọc thêm: 

           "Học SAP, làm SAP - Bắt đầu từ đâu?"

           "Một hướng đi của ngành Hệ thống thông tin: Nghề ERP"

           "Các điều kiện cần có để làm việc và phát triển trong ngành SAP"

           "Định hướng nghề nghiệp với SAP"


Các bạn đam mê kỹ thuật mà cũng biết về quy trình doanh nghiệp có thể tìm hiểu thêm các các sản phẩm khác của SAP như SAC (SAP Analytics Cloud - Báo cáo thông mình, tương tự như Power BI), DWC (Data Warehouse Cloud),...Các bạn sẽ làm việc với BOD để đưa ra các báo cáo quản trị cho họ. Hoặc là hiện tại khi sử dụng SAP S/4 HANA, việc áp dụng giao diện Fiori là bắt buộc thì nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp hiện tại đang khác nhiều. 

Một số vị trí mà các bạn có thể hướng đến trong lộ trình nghề nghiệp của bản thân như SAP Solution Engineer, SAP Solution Architect,...


II/ SAP Functional Consultant

Cũng tương tự như Technical, thay vì có kiến thức về mặt kỹ thuật thì các bạn có kiến thức về ngành kinh tế như Tài chính kế toán, Quản trị nguồn lực, Quản trị sản xuất, Quản trị chất lượng, Kinh doanh quốc tế, Logistic,... Và khi đã có kiến thức nhất định về doanh nghiệp rồi, đồng thời cũng có thêm một số kỹ năng mềm như khả năng thuyết trình, yêu thích làm việc với khách hàng, giải quyết các vấn đề phát sinh... thì bạn có thể bắt đầu với vị trí là SAP Functional Consultant. Đây là vị trí tư vấn về giải pháp.

Với vị trí này, các bạn là nhóm tư vấn nghiệp vụ và có sự liên hệ chặt chẽ với khách hàng. Bạn sẽ nắm được những yêu cầu từ khách hàng, sau đó nghiên cứu, liên kết chặt chẽ các quy trình và doanh nghiệp để đưa ra phương pháp và đề xuất phù hợp cho doanh nghiệp vận hành. Trong quá trình này, các bạn sẽ lấy các yêu cầu về mặt vận hành để config hệ thống đúng theo yêu cầu của End-User. Sau đó tổ chức các buổi trainning cho người dùng hệ thống.



Từ vị trí bắt đầu là Fresher, sau khoảng 2 năm kinh nghiệm tham gia dự án, các bạn có thể phát triển lên thành Junior rồi Senior. Các vị trí các bạn có thể nhắm đến như Leader hay Project Manager, Program Manager,...

Về cơ bản, flow trên sẽ giống nhau giữa SAP S/4 HANA Consultant và SAP Business One Consultant nhưng vì SAP S/4 HANA là một giải pháp lớn hơn khá nhiều so với SAP Business One nên sẽ có khác biệt từ đây. Trong SAP Business One, là 1 consultant thì bạn có thể control được toàn bộ các phân hệ trong đó từ Finance, Purchasing, Sales, Inventory, Production. 


Còn đối với SAP S/4 HANA, hệ thống cũng có các module như trên nhưng mức độ chi tiết chuyên sâu cao hơn do đó khi bắt đầu với vị trí SAP Functional Consultant, các bạn sẽ học và làm chuyên sâu các phân hệ như sau: 

  • FICO: Finance and Controlling
  • SD: Sales and Distribution
  • MM: Materials Management
  • PP: Production Planning
  • QM: Quality Management
  • HCM: Human Capital Management
  • ...

Đối với mỗi module đã chọn, các bạn chỉ cần phát triển thành chuyên gia của riêng một phân hệ đó thôi. Và khi đã là chuyên gia của module đó, trong quá trình triển khai của từng dự án cho doanh nghiệp, các bạn có thể trở thành expert về industry.

Ví dụ khi làm dự án sản xuất, sản xuất trong ngành điện tử sẽ khác với sản xuất trong ngành dệt may hay sản xuất trong ngành dược. Các yêu cầu về quy trình nghiệp vụ của các Industry đó sẽ khác nhau mặc dù cùng module. Khi bạn đã thành thạo rồi thì lúc gặp khách hàng mới, những issue phát sinh về ngành nghề đó, mảng kinh doanh đó, các bạn có thể đưa ra ngay được giải pháp cho vấn đề đó ngay. Lúc đó các bạn đã trở thành Expert Industry.

Về cơ bản đây là road map chính đạo nhưng cũng có nhiều trường hợp từ Technical chuyển sang Functional Consultant tùy theo định hướng nghề nghiệp của các bạn. Ngoài ra khi đã có kiến thức và kinh nghiệm, các bạn cũng có thể làm tự do để hỗ trợ task cho khách hàng hoặc tham gia giảng dạy ở một số đơn vị liên kết.

Có một mối liên hệ khá mật thiết giữa Functional Consultant và Technical Consultant là khi nhóm tư vấn nghiệp vụ làm việc với khách hàng và đưa ra những đề xuất, mô hình thiết kế hệ thống phù hợp cho doanh nghiệp. Các bạn đó sẽ trình bày và chuyển giao các thông tin từ Functional Consultant sang Technical Consultant để có thể thiết kế các bộ giải pháp phù hợp với doanh nghiệp.

Hi vọng bài viết này có thể làm sáng tỏ hơn các thắc mắc của các bạn về lộ trình nghề nghiệp cơ bản của vị trí SAP Consultant.

Đăng nhận xét

0 Nhận xét