Một hướng đi của ngành hệ thống thông tin: Nghề ERP



Hello các bạn, hôm trước mình có viết về chuỗi bài "Học SAP, Làm SAP - Bắt đầu từ đâu?" và nhận được một câu hỏi là "Thế còn nhiều bạn sinh viên chưa biết SAP là cái gì thì làm thế nào?" Nên bài viết này chủ yếu để chia sẻ chi tiết về ngành ERP cũng như là SAP, một xu hướng nghề nghiệp cũng đang nhận được nhiều sự quan tâm hiện tại.
Ok, Let's go nào.
Đầu tiên, đây là một ngành có liên quan 50% là về kinh tế và 50% là về Công nghệ. Nó phù hợp cho các bạn học kinh tế nhưng cũng muốn tìm hiểu về công nghệ hoặc ngược lại. Thông thường để theo công việc này thì các bạn sẽ theo học ngành Hệ thống thông tin quản lý tại các trường đại học, cao đẳng có đào tạo chuyên ngành này. Các bạn hay hỏi: "Em chưa biết gì về CNTT thì em có học được ngành này không?". Thì câu trả lời ở đây là "". Các chương trình đào tạo luôn được thiết kế cho các bạn để bắt đầu từ con số 0. Lúc bạn học cấp 3 mà sợ môn Tin Học (Cài Windows, sử dụng Word hay Excel) thì bây giờ bạn cũng phải học thôi, sau này đi làm, dù ngành gì thì đều bắt buộc bạn phải thông thạo kĩ năng tin học văn phòng, đâu có trốn được đâu. 
Tổng quan lại chương trình học tại các trường đang đào tạo hiện nay sẽ tựa tựa như nhau và bao gồm 3 phần chính:
  • Kiến thức căn bản về khoa học kinh tế
  • Kiến thức nền tảng của Hệ thống thông tin quản lý
  • Kiến thức chuyên sâu ngành Hệ thống thông tin quản lý
Một số kiến thức căn bản về Kinh tế...
  • Kế toán (Cách thu thập, quản lý, báo cáo các thông tin tài chính, kinh doanh)
  • Tiếp thị (Cách quảng cáo sản phẩm, dịch vụ tới người dùng online / offline)
  • Quản trị học (Phương pháp quản lý, điều hành doanh nghiệp)
  • Kinh tế vi mô, vĩ mô (Cung cầu thị trường, vì sao khi hàng khan hiếm thì giá tăng cao, chính sách tiền tệ)
  • Xác suất thống kê (Giúp tổng hợp thông tin, từ đó phán đoán các sự việc, khả năng xảy ra các vấn đề, giúp hỗ trợ đưa ra các quyết định trong kinh doanh)
  • Pháp luật
... hoặc khối kiến thức Công nghệ thông tin mà bạn sẽ được nắm:
  • Tin học & lập trình cơ bản
  • Cơ sở Dữ liệu
  • Hệ thống thông tin quản lý
Đối với các bạn đã bắt đầu vào năm 3 năm 4 để học sâu vào chuyên ngành, các bạn sẽ được học các môn về Tin học & Lập trình căn bản, Cơ sở dữ liệu, Hệ thống thông tin quản lý. Trong quá trình đó, bạn sẽ được làm quen với các hệ thống đang hằng ngày giúp các công ty, doanh nghiệp vận hành từ khâu quản lý khách hàng, mua bán, quản lý hàng hóa, kho vận, sản xuất,...như:
  • ERP (Enterprise Resource Planning - Hệ thống giúp hoạch định tài nguyên doanh nghiệp)
  • CRM (Customer Relationship Management - Hệ thống giúp quản lý quan hệ khách hàng)
  • DMS (Distribution management system Hệ thống giúp quản lý phân phối hàng hóa đến các điểm bán)
  • POS (Point of Sales - Hệ thống giúp quản lý bán hàng tại cửa hàng)
  • ....
Việc tiếp xúc các hệ thống này sẽ giúp ích các bạn khá nhiều sau này khi các bạn bắt đầu đi làm. Hiện tại hầu như các công ty hiện nay đều sử dụng ít nhất 1 hệ thống nào đó để làm việc có thể là từ đơn giản đến phức tạp nhưng 95% là đều phải có.
Đối với các bạn từ 1 ngành nghề khác rẽ sang mà chưa biết bắt đầu từ đâu, các bạn có thể đọc lại bài viết Học SAP, Làm SAP - Bắt đầu từ đâu?.
Giờ chúng ta vào phần chính của bài này: nghề ERP.
ERP là một hệ thống quản lý nguồn lực của doanh nghiệp. Nghe thì có vẻ phức tạp. Mọi người có thể Google Search để xem nhiều nguồn tài liệu bài bản hơn nha. Còn đây là ví dụ để mọi người dễ hình dung:
Khi các bạn làm kế toán, các bạn sẽ cần sử dụng phần mềm kế toán, mà phần mềm kế toán quốc dân hiện nay là phần mềm kế toán MISA. Và nó chỉ là phần mềm chuyên về kế toán thôi nên khi các bạn muốn chuyển dữ liệu từ phía bán hàng về kế toán thì hoặc là nhập lại bằng tay hoặc là cần sử dụng một phần mềm trung gian để đẩy dữ liệu về đó. Trong quá trình này, lâu lâu các bạn sẽ nhập nhầm số liệu, hoặc khá mất thời gian để kiểm tra đi kiểm tra lại xem có sai xót gì không.
Hoặc giờ các bạn mở một nhà hàng hay quán trà sữa,... các bạn sẽ cần sử dụng một chiếc máy POS tính tiền để in ra các hóa đơn, hệ thống POS này sẽ thực hiện nhiệm vụ là lên order, ghi nhận doanh số bán hàng, áp dụng các chương trình khuyến mãi,...Sau đó nếu đăng ký với thông tin là doanh nghiệp thì các bạn sẽ thực hiện thêm các nghiệp vụ liên quan đến kế toán và thuế bằng cách xuất excel dữ liệu từ POS và nhập vào phần mềm kế toán,...
Khi áp dụng hệ thống ERP, các công việc đó sẽ được kết nối với nhau. Có một bạn Nguyễn Văn A nhập thông tin bán hàng rồi thì bạn Trần Thị B ở phòng kế toán có thể xem được ngay mà không có cần chờ đợi. Trong ERP, các module như mua hàng, bán hàng, sản xuất, kế toán, kho bãi,... đều đã được liên kết với nhau hết.
Hiện tại khi mọi nhu cầu về công nghệ thông tin đều xuất phát từ thực tế kinh doanh & quản trị nên các yêu cầu đặc tả bao giờ cũng từ nghiệp vụ thực tế đi ra. Nên với ngành nghề này, các bạn sẽ có được cả tư duy hệ thống và tư duy về quản trị.

Hệ thống ERP sẽ cung cấp các thông tin tức thời và liên kết công việc giữa các phòng ban, bộ phận với nhau tạo thành luồng thông tin minh bạch và xuyên suốt.
Khi tốt nghiệp ngành hệ thống thông tin, ngoài các vị trí BA hay Product Owner/Manager, nếu định hướng đi theo hướng tích hợp quy trình doanh nghiệp và ERP, các bạn có thể làm ở một số vị trí như Business Consultant, Project Manager, DeveloperTechnical Architect,... Các công việc này đòi hỏi kỹ năng làm việc nhóm vì cả team sẽ cùng làm việc với nhau từ phân tích quy trình của các doanh nghiệp, lấy các yêu cầu trên hệ thống (requirements), thiết kế quy trình doanh nghiệp (business process flow), triển khai (deploy), kiểm tra hệ thống (test), Go-live, bảo trì ...


Với các vị trí ERP Specialist hay ERP Developer, chúng ta sẽ là những người chuyên đưa ra các giải pháp để kết nối nhu cầu người dùng kết nối với hệ thống. Tính chất của công việc là lúc nào cũng phải suy nghĩ và tư duy để tìm ra giải pháp, xử lý vấn đề cho bên khách hàng. Đây là một điểm khá khác biệt so với các công việc văn phòng khác khi công việc hằng ngày đều lặp lại giống nhau, lâu lâu mới gặp tình huống phức tạp cần giải quyết.
Hiện tại trên thế giới chia thành 2 loại là ERP Global (Quốc tế) và ERP Local (Nội địa). Phần mềm kế toán MISA (sau này có phiên bản ERP là AMIS), Fast, Bravo,... đều là các phần mềm ERP nội địa. Còn các hệ thống SAP, Oracle, Microsoft Dynamic, Infor,... là các hệ thống ERP quốc tế. 
Cục màu xám với ~49% thị phần còn lại là dành cho các hệ thống ERP Local tại từng quốc gia, còn lại SAP chiếm hơn 20% thị phần toàn cầu, Oracle chiếm ~19%,  Microsoft chiếm 9,4% và Infor chiếm 7,4%. Qua đây các bạn có thể thấy thị phần SAP hiện tại đang là lớn nhất và đây cũng là giải pháp ERP số 1 thế giới hiện tại.

ERP là một hệ thống mà bắt buộc doanh nghiệp nào khi phát triển lên cũng cần có, và SAP là 1 hệ thống ERP được áp dụng nhiều nhất ở các công ty lớn thì cơ hội việc làm trong ngành này chắc chắn là không thiếu. Lộ trình nghề nghiệp và mức lương ngành ERP
Đây là một số một thông tin tham khảo mình có thể cung cấp để các bạn có thể định hướng nghề nghiệp tốt sau khi tốt nghiệp ra trường. Cám ơn các bạn đã theo dõi.

Đăng nhận xét

0 Nhận xét