Chào mừng các bạn đã đến với bài viết này, trong chủ đề ngày hôm nay, mình sẽ cùng mọi người tìm hiểu tổng quan về SAP Business Technology Platform (SAP BTP), đây là nền tảng mới mà SAP đã nghiên cứu trong một thời gian rất dài và được ra mắt vào ngày 5 tháng 5 năm 2020. SAP BTP là một nền tảng tích hợp cung cấp các dịch vụ và công nghệ để hỗ trợ việc phát triển ứng dụng, tích hợp dữ liệu, quản lý quy trình kinh doanh, và nhiều tính năng khác. Sản phẩm này là một phần quan trọng của chiến lược hỗ trợ các doanh nghiệp chuyển đổi số dễ dàng hơn của SAP. Hiện tại SAP BTP không chỉ áp dụng cho các giải pháp S/4 HANA mà còn có lộ trình hỗ trợ dành cho các đối tác SMB khi triển khai SAP Business One nữa. Trong bài viết này, nếu có thông tin nào chưa đúng, hoặc cần bổ sung, mọi người có thể để lại bình luận bên dưới nha.
Hiện tại SAP BTP không chỉ áp dụng cho các giải pháp S/4 HANA mà còn có lộ trình hỗ trợ dành cho các đối tác SMB khi triển khai SAP Business One nữa
SAP SME Cloud Extension on BTP, Source: sap.com
OK, Let's Go!!!
Đầu tiên, chúng ta có thể hình dung cơ bản là trước đây, khi sản phẩm SAP ERP còn cho phép triển khai On-premise (triển khai trên máy chủ vật lý), tất cả mọi thứ đều nằm trên server vật lý. Hiện tại, theo xu hướng làn sóng công nghệ tiếp theo, SAP đã đưa toàn bộ mọi thứ lên Cloud.
Trong quá trình chuyển đổi này, SAP cho phép người dùng chọn triển khai theo 2 hướng là Private Cloud và Public Cloud để phục vụ nhu cầu đa dạng hơn của khách hàng.
Với giải pháp SAP S/4 HANA Private Cloud, các doanh nghiệp có thể lựa chọn triển khai toàn bộ hệ thống trên một server on-premise ở một máy chủ trên cloud. Còn giải pháp SAP S/4 HANA Public Cloud, cũng tương tự như việc doanh nghiệp triển khai SAP trên Cloud nhưng thay vì một máy chủ trên cloud chỉ có 1 doanh nghiệp sử dụng thì bây giờ sẽ có nhiều doanh nghiệp cùng sử dụng. Đây là cách hiểu đơn giản nhất.
Khi đưa lên Public Cloud, các tính năng của SAP ERP được phát triển như thế nào thì các doanh nghiệp đều có thể sử dụng giống nhau. Với xu hướng lên Cloud, hãng SAP sẽ cố gắng đưa về càng gần các quy trình được tiêu chuẩn hóa càng tốt để khi phát hành các bản cập nhật hay nâng cấp sản phẩm sẽ dễ dàng hơn. Giả sử hệ thống SAP được tùy biến quá nhiều hoặc các tùy chỉnh đó bẻ gãy chuẩn của SAP thì việc nâng cấp sau này sẽ rất khó khăn và ảnh hưởng việc vận hành của doanh nghiệp.
Với định hướng đó, SAP sẽ cố gắng giữ core ERP chuẩn nhất có thể và càng "fit-to-standard", càng áp dụng "BEST PRACTICE" càng nhiều càng tốt để khi nâng cấp hệ thống, hệ thống ERP sẽ không bị ảnh hưởng.
Vậy khi sử dụng giải pháp SAP S/4 HANA Public Cloud, khách hàng sẽ gặp khó khăn khi sản phẩm hạn chế về customize (tùy chỉnh theo quy trình doanh nghiệp) hay những quy trình tích hợp riêng biệt của doanh nghiệp thì làm như thế nào?
Để giải quyết câu hỏi trên, SAP đưa ra một platform có tên gọi là SAP Business Technology Platform (gọi tắt là SAP BTP). Khi đó những gì customize thêm, phát triển, làm mới,... sẽ được dùng trên SAP BTP.
Vậy SAP BTP là gì?
Với Industry-specific and subtainables, bạn có thể hiểu là bên cạnh các sản phẩm ERP, SAP còn có các quy trình BEST PRACTICE theo từng ngành nghề mà hãng đã đóng gói vào các sản phẩm ERP của mình. Khi doanh nghiệp áp dụng fit-to-standard theo quy trình của SAP thì có thể dùng các quy trình được chuẩn hóa này mà vẫn đảm bảo khả năng vận hành đặc thù theo từng ngành nghề.
Ngoài core Cloud ERP và Industry-specific and Subtainables, hãng SAP còn được cải thiện và mở rộng thêm bởi các Giải pháp LOB (Line of Business). Các giải pháp LoB mà các bạn có thể đã từng nghe qua trong phần Human Capital Management là SAP SuccessFactors sẽ quản trị về nhân sự, chấm công, tiền lương,...
Hay trong vận hành của doanh nghiệp sẽ có phần liên quan đến quản lý mua sắm, đối với các doanh nghiệp cần lý mua sắm liên tục với ngân sách lớn thường cần một hệ thống kết nối tốt đến các nhà cung ứng hàng hóa, quản lý các báo giá, đánh giá nhà cung cấp,.. thường sẽ ứng dụng mạng lưới Spend management and business network với sản phầm là SAP Ariba. Đây cũng là sản phẩm SAP mua lại và tích hợp vào SAP.
Cho phần liên quan đến chăm sóc khách hàng phần Customer Relationship Management là sản phẩm SAP Customer Experience sẽ quan tâm đến quy trình chăm sóc khách hàng từ Lead trở thành Customer. Bên cạnh đó còn có SAP Concur hay SAP Fieldglass,...
Tất cả những sản phẩm này, đặc biệt là Cloud ERP, hãng SAP sẽ cố gắng giữ chuẩn nhất có thể. Các phần phát triển thêm, SAP sẽ đưa ra các platform riêng biệt để hỗ trợ trong doanh nghiệp.
Hiện tại với việc các công ty bắt đầu chuyển hệ thống lên Cloud, độ tin cậy và bảo mật là những đặc điểm thiết yếu cần có. SAP BTP cho phép các khách hàng sử dụng có thể đổi mới trên Cloud mà không can thiệp vào các ứng dụng core, giúp chuẩn hóa hệ thống SAP đang vận hành. Trên đây, các khách hàng hoặc đối tác có được môi trường phù hợp để di chuyển các tùy chỉnh (customize) hiện có lên Cloud và phát triển các tùy chỉnh mới, đơn giản hóa việc bảo trì và cải thiện độ tin cậy của các ứng dụng SAP. Tất cả đều nằm trong một môi trường an toàn và được quản lý tốt hơn và hãng SAP cũng đảm bảo doanh nghiệp khách hàng sẽ có lợi thế nhiều nhất khi triển khai SAP mà đang có một số hệ thống khác đang vận hành.
SAP BTP sẽ là nền tảng cho toàn bộ hệ sinh thái của SAP hoạt động. và trong đây sẽ có 5 phần: App Dev, Automation, Integration, Data and Analytics, AI.
a/ App Dev - SAP Build App
Với các yêu cầu về quản lý doanh nghiệp, không có một sản phẩm ERP nào có thể đáp ứng 100% các yêu cầu cho một doanh nghiệp, khi đó để vận hành hệ thống đúng với quy trình doanh nghiệp, đội triển khai ERP cần customize một số thành phần để thỏa mãn các yêu cầu được đưa ra. SAP đã xây dựng một sản phẩm gọi là SAP Build App.
SAP Build App là giải pháp low-code giúp đẩy nhanh quá trình phát triển và tự động hóa. Tạo ứng dụng, tự động hóa quy trình và thiết kế trang web kinh doanh bằng cách kéo và thả đơn giản. Trong đây bao gồm các thành phần như hình ảnh, icon, nút bấm,.... để các anh chị phòng IT hay phía người dùng nắm rõ về quy trình có thể thực hiện các thao tác kéo thả trên hệ thống.
Bên cạnh đó, bộ phận chuyên lập trình với các ngôn ngữ như Java, dotNET, NodeJS, ABAP,... có thể sử dụng SAP Business Application Studio giống như dùng Studio Visual Code để lập trình thêm các yêu cầu chuyên biệt. Ví dụ sau khi kéo thả các quy trình thì các bạn có thể lập trình các logic và nhúng thêm một số thứ cần thiết bên dưới.
Ngoài ra, bên cạnh Low-code phần Pro-code có tích hợp luôn cả các application framework liên quan SAP UI, Web Component và realease luôn cả mô hình mới của SAP là Cloud Application Programing Model (CAP). Các bạn làm ABAP hay dùng các ngôn ngữ lập trình khác có thể nghiên cứu phần này để sau này có thể lập trình trên cloud của SAP luôn. Đây là những phần khá mới vì phần lập trình on-cloud sẽ khá khác biệt so với on-premise với các component frame work khác, tích hợp khác, hay debug cũng sẽ khác,...
Khi các bạn nghiên cứu đủ sâu về phần Pro-code development này thì đây giống như một mảng mới giúp các bạn Dev-opp phát triển hơn vì xu hướng mới của SAP là Business Platform sẽ có chương trình cho phép các bạn lập trình đóng gói các sản phẩm được phát triển và bán cho các doanh nghiệp khác thông qua marketplace giống như trên AppStore hay Google Play vậy. Thực ra các chương trình này các hãng khác như SalesForce đã làm trước đó khá lâu.
b/ Automation
Đây là phần được hãng SAP cũng khá chú trọng vì nếu áp dụng triệt để automation thì sẽ nâng cao khả năng tự động hóa trong doanh nghiệp của khách hàng. Điều đó giúp mang lại nhiều giá trị hơn như giảm thiểu con người, giảm thiểu rủi ro phát sinh lỗi và giúp nâng cao hiệu quả công việc.
Trong automation, các công cụ cũng chia thành 2 phần là low-code và pro-code
Đối với low-code, các bạn có thể tìm hiểu về sản phẩm SAP Automation Signavio, đây là sản phẩm chuyên về process management. Sản phẩm giúp defined process, automate processing, governance processing. Đây là những quy trình khó vì khi quy trình trong doanh nghiệp được defined ra mà người dùng không tuân thủ thì hệ thống sẽ không ghi nhận được.
Đặc tính của automation (tự động hóa) rất cần sự tuân thủ của người dùng ví dụ khi defined đến người approve thì cần phải approve, nếu không tuân thủ thì process sẽ bị tắc lại.
Giả sử khi làm về process automation, mind set của các bạn sẽ không phải xuất phát từ technical như thế nào, dùng Signavio như thế nào mà mind set cần luôn luôn suy nghĩ về process trong doanh nghiệp được vận hành ra sao và điểm nào có thể automate được thì khi dùng các công cụ này, các platform này sẽ giúp các bạn có những lợi thế nhất định khi apply vào doanh nghiệp.
Trước đây khi bắt đầu triển khai dự án, lúc defined process, các bạn sẽ dùng word, excel hay 1 công cụ nào đó để vẽ lại quy trình, sau đó đưa vào tài liệu Blueprint và thực hiện ký kết giữa khách hàng và đơn vị triển khai. Sau đó quy trình này được đưa lên hệ thống SAP và vận hành.
Hiện tại đối với các doanh nghiệp triển khai mới cũng sẽ làm theo quy trình đó nhưng sẽ highlevel hơn. Với gói RISE with SAP cho doanh nghiệp, trong sản phẩm này cũng có 1 phần Signavio và các bạn consultant sẽ defined quy trình trên đó. Các quy trình có bao nhiêu bước, các bước cần làm gì, ai approve ở bước nào,... các quy trình này sẽ được chạy trên SAP BTP. Sau đó sẽ có những phần config tự động liên kết với Cloud ERP để đảm bảo rằng các process được defined sẽ được apply trên ERP. Đại loại, người phụ trách phòng IT nội bộ, hoặc business user cũng có thể thực hiện các việc này trên SAP BTP bằng các thao tác kéo thả thay vì phải vào thẳng hệ thống để cấu hình.
Còn đối với các bạn Functional Consultant của phía đối tác triển khai cần hiểu sâu hơn nữa ví dụ đối với process này, điểm nào là điểm tích hợp, tích hợp cái gì, trả thông tin gì,... để các bạn có thể cấu hình trên ERP. Các bạn sẽ cần phải hiểu tổng quát không chỉ là hệ thống Signavio mà còn cần phải hiểu thêm các cấu hình trên hệ thống ERP đó, các ma trận phân quyền như thế nào, các thông tin tích hợp như thế nào,... cần phải hiểu sâu hơn.
Còn đơn giản ở doanh nghiệp, các bạn BA hoặc Business User chỉ cần hiểu để dùng cấu hình process là được rồi. Còn nếu các bạn muốn tích hợp ngược về hệ thống ERP thì cần phối hợp với đội IT để làm.
Ở hình mô tả này, các bạn có thể hình dung qua công việc của từng level người dùng trong platform. Ví dụ Business User chỉ sử dụng phần No-Code, Low-Code; đối với BA (Business Analyst) hay LoB Expert - là những chuyên gia của từng phòng ban sẽ dùng phần No-code Process Design Studio, họ sẽ dùng Forms and Approvals, ai là người Decisions, Action như thế nào, Automation ra sao,... Còn Developer sẽ dùng ở tầng sâu hơn như Workflow, Business Rules, RPA, Automate Document Processing hay nhúng cả AI vào...
c/ Tích hợp
Hiện tại, hướng phát triển của SAP về integration là một sản phẩm có thể tích hợp mọi thứ liên quan đến công nghệ, đặc biệt là hỗ trợ sâu cho SAP.
Ví dụ đối với các yêu cầu tích hợp từ hệ thống SAP ECC thế hệ trước đó triển khai on-premise với SAP BTP sẽ khá phức tạp. Phần này sẽ khá phức tạp liên quan đến SAP Connection dùng để kết nối giải pháp on-cloud và on-premise với nhau. . Hệ thống on-premise thường đặt sau lớp firewall của doanh nghiệp để đảm bảo không bị tấn công. Khi tích hợp thì firewall cần mở port để hai hệ thống đấu nối với nhau và cần giám sát để đảm bảo rằng tất cả các truy cập bất thường đều được giám sát để ngăn chặn những khả năng xấu xảy ra. Sau khi đấu nối cần phải cấu hình, thường các bạn BASIS Consultant của đội triển khai hoặc Internal IT sẽ cần phải defind các thông tin, cấu hình hệ thống.
Sau khi cấu hình về mặt kỹ thuật, hệ thống cần được kết nối về mặt logic business. Ví dụ các quy trình của FICO, đẩy các thông tin Master Data, Cost Center,...Nếu cùng là các sản phẩm của SAP thì dễ hơn. Còn giả sử kết nối với hệ thống khác ngoài SAP thì cần defind các API để kết nối với nhau, đặt event kết nối định kỳ như thế nào (giờ, ngày, tháng, năm,...)
Các bạn có thể hiểu rằng là SAP đã defind rất nhiều các kịch bản khác nhau của hệ thống SAP và non-SAP để có thể đấu nối được với nhau. Integration Suite định nghĩa rất nhiều thứ trong đó bao gồm Cloud Integration để tích hợp các cloud khác nhau hoặc quản lý các API để kết nối. Để đảm bảo các kết nối nhanh chóng nhất có thể thì SAP đã defind ra Prebuild Integrations.
SAP BTP là một "Platform as a service", nghĩa là hãng đã deploy platform trên cloud rồi. Để tích hợp thêm SAP Build Process thì cần hệ thống on-premise ở phía dưới và cần Integration Suite để tích hợp, thiết lập lại các cấu hình, defind các thông tin transfer giữa hai bên.
Ví dụ, các quy trình mua hàng sẽ liên quan đến ngân sách, các tiêu dùng ngân sách, ngân sách còn bao nhiêu,... để approve thì cần tích hợp khá nhiều thông tin về. Rồi còn phụ thuộc vào hệ thống hiện tại đang có là đang dùng Fund Management hay một phân hệ khác để quản lý ngân sách. Nếu là fund Management thì sẽ cần tích hợp IO Commitment này nọ,... nên trong từng trường hợp cụ thể, các đơn vị tư vấn triển khai sẽ tư vấn cụ thể hơn.
SAP Integration Suite là một nền tảng tích hợp dưới dạng dịch vụ (iPaaS). Kết nối và tự động hóa các quy trình doanh nghiệp với các tích hợp hệ thống thông qua API, trình kết nối và một số phương pháp có sẵn.
Nền tảng tích hợp dưới dạng dịch vụ (iPaaS) cung cấp dịch vụ đám mây cho các kịch bản tích hợp ứng dụng, dữ liệu, quy trình và kiến trúc hướng dịch vụ (SOA). Đó là một nền tảng nhiều đối tượng thuê hỗ trợ tích hợp giữa đám mây với đám mây, đám mây với tiền đề, từ tiền đề đến tiền đề và B2B. Nó hỗ trợ tích hợp và mở rộng quy mô theo thời gian thực để đáp ứng nhu cầu số lượng lớn của thiết bị di động; trích xuất, chuyển đổi và tải (ETL); và môi trường trao đổi dữ liệu điện tử (EDI)
Nền tảng tích hợp doanh nghiệp dưới dạng dịch vụ (EiPaaS) là một bộ dịch vụ đám mây giải quyết nhiều tình huống khác nhau, bao gồm tích hợp ứng dụng và dữ liệu, cũng như một số sự kết hợp giữa quy trình, hệ sinh thái, thiết bị di động, hệ thống hỗ trợ AI và tích hợp IoT và Khả năng quản lý API và trung tâm tích hợp kỹ thuật số.
Nguồn: Gartner "Technology Insight for Enterprise Integration PaaS" Massimo Pezzini, Benoit Lheureux, ngày 31 tháng 7 năm 2019
Đối với các yêu cầu tích hợp từ hệ thống SAP ECC thế hệ trước đó triển khai on-premise với SAP BTP sẽ khá phức tạp. SAP BTP là một "Platform as a service", nghĩa là hãng đã deploy platform trên cloud rồi. Để tích hợp thêm SAP Build Process thì cần hệ thống on-premise ở phía dưới và cần Integration Suite để tích hợp, thiết lập lại các cấu hình, defind các thông tin transfer giữa hai bên.
Ví dụ, các quy trình mua hàng sẽ liên quan đến ngân sách, các tiêu dùng ngân sách, ngân sách còn bao nhiêu,... để approve thì cần tích hợp khá nhiều thông tin về. Rồi còn phụ thuộc vào hệ thống hiện tại đang có là đang dùng Fund Management hay một phân hệ khác để quản lý ngân sách. Nếu là fund Management thì sẽ cần tích hợp IO Commitment này nọ,... nên trong từng trường hợp cụ thể, các đơn vị tư vấn triển khai sẽ tư vấn cụ thể hơn.
d/ Dữ liệu và phân tích
Việc triển khai các giải pháp phân tích và dữ liệu SAP cung cấp cho các tổ chức kiến trúc đám mây mở, hiện đại, giúp tận dụng tối đa giá trị của dữ liệu SAP và Non-SAP. Đối với phần dữ liệu và phân tích, SAP chia thành 3 nhánh:
Hiện tại ở Việt Nam, các doanh nghiệp chưa chú ý nhiều đến việc quản trị data như thế nào, bảo mật data ra sao. Khi doanh nghiệp áp dụng các sản phẩm của SAP sẽ có mô hình để trả lời các bải toán đó.
Phần Planning và Analytics sẽ liên quan đến các bạn BA, các bạn làm về phân tích dữ liệu doanh nghiệp để phát triển kinh doanh hay ra quyết định kinh doanh,...
Data Management và Data Warehouse sẽ liên quan nhiều đến việc các bạn tổ chức dữ liệu của doanh nghiệp như thế nào. Khi bạn cấu trúc hóa được Data thì các bạn rất dễ xây dựng các mô hình hóa liên quan sau này để đưa lên phần Planning và Analytics.
Ví dụ trong ngành bán lẻ, dựa vào các dữ liệu bán hàng, các bạn có thể mô hình hóa được các loại dữ liệu để phân tích như khu vực nào bán chạy loại hàng hóa nào, mật độ dân cư khu vực đó ra sao, độ tuổi nào, giới tính nào thường mua loại hàng hóa gì, hành vi mua hàng là đến cửa hàng hay thông qua e-Commerce,... Các thông tin đó sẽ giúp bên vận hành của doanh nghiệp đưa ra được các chiến lược kinh doanh theo từng thời điểm.
Sản phẩm trong SAP để phục vụ các yêu cầu trên có thể kể đến SAP Datasphere hay SAP Master Data Governance. Với SAP Master Data Governance sẽ quản lý việc các loại dữ liệu đó có ai được quyền truy cập, bảo mật như thế nào, các level user nào được phân quyền ra sao,... Hiện tại bộ sản phẩm về Data trong SAP BTP khá lớn và nhiều, các bạn nếu có định hướng nghiên cứu thì nên tập trung nghiên cứu những gì liên quan nhiều đến hướng đi của bản thân và tìm hiểu chuyên sâu hơn.
Đối với phần Data and Analytics này, nếu những bạn nào là BI/BW rồi thì sẽ tiếp cận rất nhanh nên nếu có định hướng thì nên đi theo hướng này. Đây là phần mà các bạn sẽ thường làm việc với Giám đốc Tài Chính, Giám đốc vận hành, hay dàn BOD của doanh nghiệp để ra các báo cáo giúp họ ra được các quyết định kinh doanh.
d/ AI
Đây là phần sẽ phát triển khá mạnh trong tương lai sắp tới khi không chỉ SAP mà các hãng công nghệ đều đầu tư ngân sách hàng tỷ đô vào để phát triển. Sau cơn sốt của ChatGPT vào năm 2022 thì làn sóng về AI càng mạnh mẽ hơn. Mình sẽ có bài viết riêng về phần AI trên SAP này để cùng nhau tìm hiểu.
Trong giới hạn bài viết này, các bạn có thể hình dung về các ứng dụng của AI trong hệ thống SAP như: các doanh nghiệp bán lẻ, trong phần thu tiền của khách hàng, AI sẽ được nhúng vào để phân tích tiền đó đến từ nguồn nào (quẹt thẻ hay tiền mặt,...) hay trong Success Factor, AI sẽ phân tích có bao nhiêu account vào hệ thống để học, tốn bao nhiêu thời gian trên các platform,... Thực tế ứng dụng công nghệ AI hiện tại đã rất gần gũi với đời sống nhưng đôi lúc chúng ta không hình dung ra.
Tóm lại SAP BTP là một platform giúp cho việc tích hợp các hệ thống trên cloud dễ dàng hơn, tăng khả năng bảo mật, nâng cao hiệu suất hoạt động, quản lý dữ liệu dễ dàng, đơn giản hóa việc mở rộng thêm các ứng dụng chuyên sâu,...
Trong quá trình tìm hiểu về SAP, các bạn cũng có thể tham khảo qua Roadmap sản phẩm của SAP.
Bài viết này có tham khảo thêm các phần chia sẻ của anh Hùng Trần, anh Quỳnh Trần, chị Uyên Trần, anh Cody Cường Đặng. Mình đã mất khá nhiều thời gian để tìm hiểu và biên tập lại, các bạn nếu có copy nhớ đăng nguồn. Trân trọng cảm ơn!!!
0 Nhận xét